quy chế thi đua khen thưởng

10:21 21/06/2019 30844

HỘI NGHỆ NHÂN VÀ THƯƠNG HIỆU 

VIỆT NAM

 

 
 
 

Số:       /QĐ-VATA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
 
 

Hà Nội, ngày      tháng      năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế về công tác Thi đua, khen thưởng

Thuộc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam

 

 
 

 

BAN THƯỜNG VỤ

 

Căn cứ Nghị định 45/2010 NĐ- CP, ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động hội;

Căn cứ Quyết định số 992/QĐ-BNV ngày 3 tháng 9 năm 2013 và Quyết định số 244/QĐ-BNV ngày 21 tháng 03 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập và phê duyệt Điều lệ Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam;

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật số 39/2013/QH13 ngày 11/6/2013 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; 

            Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP

            Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Ban thường vụ họp ngày 17  tháng 02  năm 2014;

            Theo đề nghị của Tổng thư ký Trung ương Hội.

QUYẾT ĐỊNH:

            Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về công tác Thi đua, khen thưởng thuộc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam

 (gồm 05 chương, 13 điều) và thay thế các quyết định, quy chế trước đây (nếu có).

            Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký

            Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh văn phòng, Thủ trưởng các ban, đơn vị có liên quan thuộc Trung ương Hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:                              

  • Như Điều 3 QĐ;
  • Lưu VP./.

 

 

CHỦ TỊCH

 

 

 

TS. Lê Ngọc Dũng

 

 

 

 

 

QUY CHẾ

Về công tác Thi đua, khen thưởng

thuộc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam

(Ban hành kèm theo Quyết định Số:       /QĐ-VATA ngày      tháng      năm 2014)

 

Chương I

 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 

          Quy chế này quy định về đối tượng, nguyên tắc, trách nhiệm trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng bao gồm: Nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua; tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động Hội; quy định thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng, tổ chức trao thưởng; quyền và nghĩa vụ của các tập thể, cá nhân tham gia phong trào thi đua và khen thưởng; việc xử lý các hành vi vi phạm về công tác thi đua khen thưởng thuộc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam.

 Điều 2. Đối tượng áp dụng

          Quy chế này áp dụng đối với:

  • Các ban, đơn vị trực thuộc
  • Hội viên của Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam.

 Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng 

1. Nguyên tắc thi đua: 

a) Thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch, đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển; 

b) Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua. 

2. Nguyên tắc khen thưởng: 

a) Đảm bảo chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;

b) Chú trọng khen thưởng cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác, cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác; 

c) Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo; 

 Điều 4. Trách nhiệm tổ chức, phát động phong trào thi đua và công tác khen thưởng 

1. Chủ tịch Hội có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức phong trào thi đua, công tác khen thưởng của Hội. 

2. Văn phòng Hội có trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch Hội thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi của Hội và đơn vị trực thuộc; nghiên cứu, đề xuất phương pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng đúng quy định, đúng với tình hình thực tế của đơn vị. 

Chương II

TỔ CHỨC THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 5. Hình thức tổ chức thi đua 

1.Thi đua thường xuyên là thi đua nhằm thực hiện tốt nhất công việc được giao hàng tháng, hàng quý, hàng năm của Hội. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong cùng một tập thể, các ban, đơn vị trực thuộc, hội viên Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam

Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải được phát động phong trào thi đua đầu năm. Kết thúc năm công tác Chủ tịch Hội tiến hành tổng kết, đánh giá bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

2. Thi đua chuyên đề được thực hiện theo từng chương trình, dự án, kế hoạch cụ thể do Trung ương Hội chủ trì triển khai thực hiện. Thi đua theo chuyên đề được tổ chức với quy mô trong phạm vi quản lý của Hội; Chủ tịch Hội thực hiện việc khen thưởng theo thẩm quyền.

Điều 6. Nội dung tổ chức phong trào thi đua 

1. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan. 

2. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để có hình thức tổ chức phát động và đăng ký giao ước thi đua cho phù hợp; coi trọng việc tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức của mọi người tham gia, chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua. 

3. Triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, phát động và đăng ký giao ước thi đua giữa các tập thể, cá nhân trong đơn vị. 

4. Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua để đánh giá kết quả thi đua; kết thúc đợt thi đua tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả, lựa chọn và công khai khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua.

Chương III 

HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG 

 

Điều 7. Hình thức khen thưởng 

1. Kỷ niệm chương; 

2. Bằng khen của Chủ tịch Hội; 

3. Các loại hình khen thưởng 

a) Khen thưởng theo thành tích đạt được là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển Hội. 

b) Khen thưởng theo chuyên đề (hoặc theo đợt) là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau kết thúc chương trình, đợt thi đua do Chủ tịch Hội phát động. 

c) Khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích đột xuất trong hoạt động Hội

 

Điều 8. Đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng 

Đối tượng:

  • Cán bộ, nhân viên trực thuộc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam
  • Hội viên Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam
  • Các trường hợp khác do Hội đồng Thi đua khen thưởng quy định...

Tiêu chuẩn:

  • Hội viên Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đóng hội phí đầy đủ
  • Tham gia tích cực các phong trào và hoạt động Hội
  • Có đóng góp tích cực về tinh thần và vật chất (hiện vật, sản phẩm...hoặc tiền mặt) có giá trị từ 5 triệu VNĐ trở lên

 

Chương IV 

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG, TRAO THƯỞNG, HỒ SƠ THỦ TỤC, THỜI GIAN XÉT ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG 

 

Điều 9. Thẩm quyền quyết định khen thưởng, đề nghị khen thưởng các danh hiệu và các hình thức khen thưởng Chủ tịch Hội quyết định tặng thưởng Bằng khen đối với các cá nhân, tập thể

Điều 10. Thẩm quyền xét duyệt hồ sơ khen thưởng 

1. Hội đồng Thi đua, khen thưởng của Hội phải chịu trách nhiệm thẩm tra xét duyệt hồ sơ thuộc thẩm quyền giúp Chủ tịch Hội quyết định khen thưởng; đồng thời phải chịu trách nhiệm về nội dung đề nghị tính chính xác về thành tích kết quả đạt được tương ứng với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng .

Điều 11. Thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng

a) Tờ trình kèm Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín hoặc giơ tay của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam; 

b) Cá nhân, tập thể có đơn đề nghị khen thưởng, hoặc có 1 lãnh đạo Hội, lãnh đạo đơn vị giới thiệu tặng bằng khen của Hội cho các cá nhân, tập thể...

 

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN 

Điều 12. Ngoài các danh hiệu thi đua, khen thưởng được quy định tại Quy chế này, cá nhân và tập thể có thể được đề nghị hình thức khen thưởng khác không trái với Luật thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn theo pháp luật hiện hành

Trường hợp gian dối trong kê khai, xác nhận thành tích để khen thưởng, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều lệ Hội và pháp luật hiện hành.

Điều 13. Quy chế này gồm 05 chương, 13 điều và thay thế các quyết định, quy chế trước đây. Chánh Văn phòng Hội, Tổng thư ký, Trưởng các ban, đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này./.

 

 

Tags